Chú thích Bùi_Dương_Lịch

  1. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, thì Trần Văn Giáp (Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tr. 699) ghi Bùi Dương Lịch sinh 1744, mất 1814, và đỗ Hương cống năm 30 tuổi, là không đúng. Xem giải thích của 2 tác giả trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4, tr. 646).
  2. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 34) ghi ông có hiệu là Ốc Lậu, tuy nhiên tra trong sách khác thì không thấy chép.
  3. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 34) ghi người tiến cử ông Lịch là Võ Quỳ.
  4. Theo Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, sách ở mục tham khảo, tr. 647.
  5. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 34) chép hơi khác như sau: Được Võ Quỳ tiến cử, ông được vua ban chức thị nội văn chức, đi chiêu dụ 2 phủ là Đức Quang và Hà Hoa. Xong ông lại đi đánh dẹp có công, được thăng Viên ngoại lang kiêm Giám thủ điện trung phù bảo, cai quản quân Hậu Đằng và được ban thái ấp.
  6. Có nguồn chép khi thi Hội, ông đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ Đình nguyên nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) .
  7. Theo Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, sách ở mục tham khảo (tr. 647). Dù không cưới được, nhưng trong gia đình ông vẫn coi nàng Công chúa này là "chính thất" (vợ cả) của ông (Thái Kim Đỉnh, "Bùi Dương Lịch, vài nét tâm trạng và tư tưởng qua Ốc lậu thoại" đăng trên tạp chí Văn nghệ Nghệ Tĩnh số 9, 1980).
  8. Theo ThS. Bùi Văn Vượng, "Lời dẫn" viết cho quyển Nghệ An ký in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), tr. 645.
  9. Dẫn lại theo Nguyễn Thị Thảo- Bạch Hào, sách ở mục tham khảo, tr. 647.
  10. Theo sách Tây Sơn thuật lược của một tác giả đương thời, thì lúc này Bùi Dương Lịch được triệu ra, dường như theo lời giới thiệu của Ngô Thì Nhậm.
  11. Theo Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, sách ở mục tham khảo (tr. 648).
  12. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, sách ở mục tham khảo, tr. 161.
  13. Lược kể theo Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, sách ở mục tham khảo (tr. 648). Tục truyền bài tán này do Nguyễn Thiếp làm. Tuy nhiên, theo sách La Sơn Phu Tử của Hoàng Xuân Hãn thì bài tán có lẽ do một người ghét ông Lịch làm (dẫn theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 35).
  14. 1 2 GS. Nguyễn Huệ Chi, sách ở mục tham khảo, tr. 161-162.
  15. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách mạng Tháng Tám (tập 1). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1973, tr. 163.